Thuốc Heparin BP 5000Units/ml giá bao nhiêu, mua ở đâu?

5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc Heparin BP 5000Units/ml  là thuốc gì?

Nhà sản xuất

Công ty Rotex Medicine, Đức.

Quy cách đóng gói

Hộp 5 lọ x 5ml.

Dạng bào chế

Bột đông khô pha tiêm.

Thành phần

Mỗi lọ thuốc có chứa:

– Heparin Na 25000IU/5ml.

– Tá dược vừa đủ 5ml.

Thuốc Heparin BP 5000Units/ml

Tác dụng của thuốc

Tác dụng của thành phần chính Heparin

– Heparin là một mucopolysacarid sulfat tự nhiên, chiết xuất từ động vật, là thuốc chống đông đường tiêm, tác động lên quá trình đông máu và ngăn cản hình thành cục máu đông.

– Có hoạt tính chống đông tức thời, mạnh.

+ Liều thấp tiêm dưới da để dự phòng huyết khối tắc mạch. Liều rất cao làm giảm hoạt tính của antithrombin III (yếu tố ức chế quá trình đông máu tự nhiên).

+ Heparin không có hoạt tính tiêu fibrin và không làm tan cục máu đã đông.

Chỉ định

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:

– Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.

– Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, cơn đau thắt ngực không ổn định và tắc động mạch ngoại vi cấp tính.

– Dự phòng huyết khối thành sau nhồi máu cơ tim.

– Trong tuần hoàn ngoài cơ thể và thẩm tách máu.

Cách dùng

Cách sử dụng

– Tiêm tĩnh mạch (tiêm gián đoạn hoặc nhỏ giọt liên tục), hoặc để tiêm dưới da sâu (trong lớp mỡ).

– Thể tích tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 15ml.

Liều dùng

Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi

– Người lớn:

+ Liều 5000IU tiêm dưới da 2 giờ trước khi phẫu thuật.

+ Sau đó 5000IU mỗi 8-12 giờ, trong 7-10 ngày sau phẫu thuật hoặc cho đến khi bệnh nhân được cấp cứu hoàn toàn.

+ Không cần theo dõi chỉ số khi điều trị dự phòng bằng heparin liều thấp.

– Phụ nữ có thai: liều 5000-1000 IU, mỗi 12 giờ, tiêm dưới da, hiệu chỉnh liều theo APTT.

– Người cao tuổi: có thể giảm liều và theo dõi APTT.

– Trẻ em: Không có khuyến nghị về liều.

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi:

– Người lớn:

+ Liều ban đầu: 5000IU, tiêm tĩnh mạch, có thể tăng 10000IU nếu thuyên tắc phổi nặng.

+ Liều duy trì: 1000-2000 IU/giờ, truyền tĩnh mạch hoặc 10000-20000 IU tiêm dưới da mỗi 12 giờ hoặc 5000-10000 IU, tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ.

– Người cao tuổi: có thể giảm liều.

– Trẻ em:

+ Liều ban đầu: 50 IU/kg, tiêm tĩnh mạch.

+ Liều duy trì: truyền tĩnh mạch 15-25 IU//kg/giờ hoặc tiêm dưới da 250 IU/kg mỗi 12 giờ hoặc tiêm tĩnh mạch 100 IU/kg mỗi 4 giờ.

Điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định và tắc động mạch ngoại vi cấp tính:  

– Người lớn:

+ Liều ban đầu: 5000IU, tiêm tĩnh mạch.

+ Liều duy trì: truyền tĩnh mạch 1000-2000 IU/giờ hoặc tiêm tĩnh mạch 5000-10000 IU mỗi 4 giờ.

– Người cao tuổi: có thể giảm liều.

– Trẻ em:

+ Liều ban đầu: 50 IU/kg, tiêm tĩnh mạch.

+ Liều duy trì: truyền tĩnh mạch 15-25 IU//kg/giờ hoặc tiêm tĩnh mạch 100 IU/kg mỗi 4 giờ.

Theo dõi APTT hàng ngày (thông thường 4-6 giờ sau khi bắt đầu điều trị), hiệu chỉnh liều để duy trì APTT 1,5-2,5 x điểm giữa của mức bình thường hoặc giá trị kiểm soát.

Dự phòng huyết khối thành sau nhồi máu cơ tim:

– Người lớn: Liều 12500IU tiêm dưới da mỗi 12 giờ, trong ít nhất 10 ngày.

– Người cao tuổi: có thể giảm liều.

Trong tuần hoàn ngoài cơ thể:

– Liều tiêm tĩnh mạch ban đầu là 300 IU/kg.

– Sau đó điều chỉnh để duy trì thời gian đông máu hoạt hóa (ACT) trong khoảng 400-500 giây.

Thẩm tách máu và lọc máu:

– Liều khởi đầu: 1-5000 IU.

– Liều duy trì: 1-2000 IU/giờ, hiệu chỉnh liều cho đến khi thời gian đông máu>40 phút.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều: Thuốc tiêm truyền nên hạn chế được tình trạng quên liều.

Quá liều:

– Triệu chứng:

+ Chủ yếu là chảy máu (chảy máu cam, có máu trong nước tiểu, phân đen là dấu hiệu đầu tiên chảy máu). Nguy cơ chảy máu tỷ lệ với mức độ giảm khả năng đông máu và độ bền thành mạch ở mỗi bệnh nhân.

+ Dễ bầm tím, hoặc đốm xuất huyết có thể thấy trước chảy máu rõ ràng.

– Xử trí:

+ Nếu quá liều nhẹ, xuất huyết nhẹ: ngừng dùng Heparin.

+ Nếu chảy máu nghiêm trọng: xác định thời gian đông máu và số lượng tiểu cầu dùng protamin sulfat để trung hòa heparin.

1mg protamin cho mỗi 100IU.

Thường tiêm chậm vào tĩnh mạch với liều tối đa 50 mg trong 10 – 15 phút.

+ Trường hợp chảy máu nặng thì phải truyền máu toàn phần hoặc huyết tương.

Chống chỉ định

Không được dùng thuốc trong các trường hợp:

– Mẫn cảm với heparin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh.

– Sau chấn thương lớn.

– Đang chảy máu nhiều hoặc mắc bệnh máu khó đông hoặc mắc các rối loạn chảy máu khác.

– Bệnh gan nặng (bao gồm giãn tĩnh mạch thực quản).

– Ban xuất huyết, tăng huyết áp nặng, bệnh lao hoạt động hoặc tăng tính thấm mao mạch.

– Có tiền sử hoặc có nguy cơ giảm tiểu cầu.

– Bệnh nhân có tổn thương hoặc phẫu thuật TKTW, mắt và tai (tuy nhiên liều thấp để dự phòng huyết khối thì vẫn dùng).

– Có vết loét dễ chảy máu, loét dạ dày và u ác tính.

– Bệnh hemophilia.

– Rối loạn đông máu nặng, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, chọc dò tủy sống hoặc quanh màng cứng và phong bế giao cảm.

– Dọa sẩy thai, trừ khi có kèm theo đông máu nội mạch.

– Sử dụng đồng thời với Diclofenac tiêm tĩnh mạch.

Tác dụng không mong muốn

Nhìn chung, tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn khi sử dụng Heparin khoảng 10% và tăng theo liều dùng và thời gian dùng thuốc:

– Biến chứng nặng nhất là chảy máu:

+ Điều trị nội khoa huyết khối tĩnh mạch ở sâu và nghẽn mạch phổi: 1 – 5%.

+ Điều trị trong phẫu thuật: 20%.

+ Dự phòng huyết khối trong phẫu thuật: 6%.

– Nguy cơ loãng xương cũng tăng lên nếu điều trị kéo dài trên 2 tháng.

– Giảm tiểu cầu kết hợp với huyết khối động mạch là một biến chứng có tỉ lệ 1 – 2% (hội chứng cục máu trắng).

– Giảm tiểu cầu nhẹ (0 – 30%) thường không có ý nghĩa lâm sàng.

Tần suất của các tác dụng phụ khi sử dụng Heparin:

Thường gặp:

– Máu: Xuất huyết đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, giảm tiểu cầu, chảy máu.

– Xương: Loãng xương khi dùng heparin thời gian dài.

– Gan: Tăng transaminase nhất thời.

Hiếm gặp:

– Toàn thân: Phản ứng dị ứng và choáng phản vệ với các biểu hiện thay đổi màu sắc da mặt, ban da, ngứa, thở nhanh không đều, phù nề mi mắt hoặc quanh mắt, hạ huyết áp và trụy tim mạch.

– Nội tiết: Ức chế aldosteron, gây loãng xương.

– Tiêm bắp: Tụ máu trong cơ.

– Da: Rụng tóc nhất thời, mày đay, hoại tử da.

Tương tác thuốc

Các tương tác thuốc cần tránh và thận trọng khi sử dụng phối hợp cùng Heparin 5000UI:

– Các thuốc tác động đến ngưng tập tiểu cầu như aspirin, dextran, phenylbutazon, ibuprofen, indomethacin, dipyridamol, hydroxycloroquin: có thể gây chảy máu khi dùng cùng Heparin. Nếu bắt buộc phải dùng, cần theo dõi lâm sàng và xét nghiệm chặt chẽ.

– Ketorolac, Diclofenac: tăng nguy cơ xuất huyết, không sử dụng đồng thời Heparin ngay cả liều thấp cùng với hai thuốc này đường tiêm tĩnh mạch.

– Probenecid: tăng tác dụng chống đông của Heparin.

– Các thuốc chống đông máu như coumarin hoặc warfarin: Heparin có thể kéo dài thời gian prothrombin.

– Digitalis, dextran, enzym tiêu huyết khối như streptokinase, tetracyclin, các kháng histamin, nicotin, rượu, penicilin và cephalosporin, diazepam, propranolol, quinidin, verapamil: có thể làm giảm một phần tác dụng chống đông máu của Heparin. Có thể phải điều chỉnh liều lượng heparin trong và sau khi phối hợp thuốc trên.

– Corticoid: Tăng nguy cơ chảy máu.

Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản

Sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

– Phụ nữ có thai: Thuốc không qua được hàng rào nhau thai. Chưa có báo cáo về độc tính đối với bào thai hay dị tật trên động vật cũng như trên người. Có thể sử dụng trên các đối tượng này, tuy nhiên cần hết sức thận trọng do nguy cơ chảy máu nhau thai và tử cung, đặc biệt vào thời điểm chuyển dạ. Do đó, khi có dự định gây tê ngoài màng cứng, phải ngừng sử dụng heparin.

– Bà mẹ cho con bú: Thuốc không tiết vào sữa mẹ và cũng không hấp thu qua đường tiêu hóa nên có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.

Người lái xe và vận hành máy móc

Cần chú ý khi sử dụng thuốc Heparin 2000 UI trên đối tượng lái xe hoặc vận hành máy móc.

Điều kiện bảo quản

– Ở nhiệt độ dưới 25oC.

– Để trong hộp, không để đông lạnh.

– Độ ổn định ở nhiệt độ phòng và tủ/phòng lạnh:

+ Dung dịch tự pha: trong vòng 24 giờ.

+ Dung dịch pha sẵn: 4 ngày kể từ khi mở nắp.

+ Không có các phụ kiện ổn định bên ngoài đơn vị đóng gói nhỏ nhất: 30 ngày.

Thuốc Heparin BP 5000Units/ml giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, thuốc đang được bán tại một số nhà thuốc trên toàn quốc. Để mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi để có sự lựa chọn tốt nhất.

Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm

Ưu điểm

– Hoạt tính chống đông tức thời, mạnh.

– Sử dụng được cho phụ nữ có thai và trẻ em.

Nhược điểm

– Thời gian bán thải ngắn, cần phải tiêm nhiều lần trong ngày.

– Cần theo dõi chặt chẽ kết quả xét nghiệm đông máu để đảm bảo mức độ chống đông phù hợp và kịp thời phát hiện các nguy cơ chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.