Bác sĩ chia sẻ cách chữa Tê bì chân tay hiệu quả tức thì

5/5 - (1 bình chọn)

Tê bì chân tay là tình trạng phổ biến, gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau với mức độ đa dạng: từ khởi phát nhẹ nhàng đến lan rộng khắp cơ thể. Bởi vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân cũng như các triệu chứng của bệnh để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.

1. Tổng quan về bệnh tê bì chân tay

Ở trạng thái bình thường, tay chân sẽ dựa vào thông tin được dẫn truyền qua dây thần kinh để phản ứng điều chỉnh cho phù hợp khi chạm phải vật nóng, lạnh hoặc địa hình thay đổi. Tê bì chân tay là tình trạng gây giảm cảm giác hoặc nặng hơn có thể gây mất cảm giác hoàn toàn ở tay và chân.

tê bì chân tay

Những triệu chứng có thể nhẹ nhàng như tê rần, cảm giác bị châm chích ở các đầu ngón tay, ngón chân hoặc nặng hơn, lan dần lên bàn tay, bàn chân, cổ tay, cánh tay, cẳng chân,… Tê bì chân tay hay gặp phổ biến ở người già và phụ nữ mang thai. Nó có thể xuất hiện tạm thời trong thời gian ngắn hoặc là triệu chứng của một bệnh lý nào khác.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay

Triệu chứng tê bì chân tay có thể khởi phát do nhiều lý do khác nhau, được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính là sinh lý và bệnh lý.

2.1 Nguyên nhân sinh lý

Thông thường, tình trạng tê bì chân tay xảy ra do cơ thể ít vận động, chế độ ăn uống kém hợp lý cộng với áp lực cuộc sống gây ra tâm lý căng thẳng. Trong những trường hợp này, chúng ta chỉ cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt cho khoa học sẽ thấy đáp ứng cải thiện rõ rệt.

tê bì chân tay

Ví dụ khi đứng, ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu, mặc đồ bó sát sẽ dẫn đến ngăn cản dòng máu lưu thông bình thường trong cơ thể. Cần phải điều chỉnh tư thế sao cho có cảm giác thoải mái nhất.

Khi tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng, các tế bào thần kinh ở tay, chân có thể bị ảnh hưởng, dễ trở nên tê liệt. Từ đó, chân tay thường xuyên tê bì, đau nhức, thiếu sức sống.

Ngoài ra, những chấn thương nghiêm trọng như: tai nạn, ngã, va chạm,… khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay.

2.2 Nguyên nhân bệnh lý

Khi triệu chứng tê bì chân tay kéo dài thường xuyên và lan rộng ở mức độ ngày càng nghiêm trọng, đó có thể là dấu hiệu dự báo về một tình trạng bệnh lý đáng lo ngại. Bao gồm:

  • Bệnh thoái hóa đốt sống: Do dây thần kinh, động mạch đốt sống bị chèn ép, máu kém lưu thông.

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra tê bì chân tay

  • Bệnh tim mạch: Tim hoạt động kém hiệu quả, máu không được đẩy đi nuôi dưỡng cơ thể đầy đủ.

  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng tràn ra khỏi bao xơ, chèn ép dây thần kinh gây tê bì, hạn chế vận động.

Thoát vị đĩa đệm gây tê bì chân tay

Thoát vị đĩa đệm gây tê bì chân tay

  • Viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa rễ thần kinh: do viêm nhiễm, tổn thương ở các khớp tay, khớp chân hay ở hệ thần kinh ngoại biên.

  • Ngoài ra, các bệnh lý khác như: hẹp ống sống, xơ vữa động mạch,… cũng là nguyên nhân quan trọng gây cảm giác tê bì, khó chịu ở chân tay.

3. Triệu chứng cụ thể bệnh tê bì chân tay

Tùy vào từng mức độ nặng, nhẹ khác nhau của mỗi người mà xuất hiện những triệu chứng đặc trưng riêng, có thể lan rộng khắp cơ thể hoặc khu trú ở các chi như:

  • Đau mỏi cổ vai gáy kèm nửa người trên.

  • Tê mặt trong cánh tay lan xuống ngón áp út, râm ran như kiến bò.

  • Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi ( do viêm đa dây thần kinh).

  • Tê buốt dọc cánh tay, cẳng chân làm hạn chế vận động.

  • Tê yếu kiểu trung ương kèm có tổn thương thần kinh sọ.

  • Tay chân mất cảm giác, thường gặp ban đêm: do tình trạng tê kéo dài, diễn ra thường xuyên, không kiểm soát được.

  • Chuột rút ở tay chân: đau nhức âm ỉ, khó chịu do co thắt cơ đột ngột.

Đặc biệt, khi thấy có các triệu chứng tê mỏi chân tay kèm theo những biểu hiện dưới đây, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Thời gian tê bì kéo dài liên tục từ trên 6 tuần.

  • Thay đổi về màu sắc, hình dạng, nhiệt độ của tay hoặc chân.

  • Chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở.

  • Trạng thái hay quên, dễ nhầm lẫn.

  • Khó kiểm soát các cơ bàng quang, ruột.

  • Bất kỳ triệu chứng mãn tính nào khác.

4. Biện pháp chẩn đoán bệnh lý tê bì chân tay

Quan sát các triệu chứng lâm sàng của người bệnh kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng sau để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng cụ thể của bệnh nhân:

  • Chụp X-quang.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI.

  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.

  • Điện cơ.

5. Phòng ngừa và điều trị tê bì chân tay hiệu quả

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh trong từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn các biện pháp chữa trị sao cho phù hợp nhất, đạt hiệu quả nhanh chóng.

5.1 Do nguyên nhân sinh lý

Với tê chân tay sinh lý nói chung, hãy áp dụng các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa cơ bản như:

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tránh ngồi nhiều, đứng lâu.

Tập thể dục hàng ngày phòng ngừa tê bì chân tay

  • Tránh lao động quá sức, nặng nhọc, phải giữ một mức độ làm việc khoa học, hợp lý kết hợp nghỉ ngơi, bảo vệ sức khỏe tối đa.

  • Chườm lạnh hoặc chườm ấm, xoa bóp tại vị trí tê mỏi nhằm thúc đẩy máu lưu thông, có tác dụng cải thiện tức thì.

Chườm lạnh hoặc chườm ấm tại chỗ

  • Giữ gìn tinh thần thoải mái, tích cực, không gây áp lực nặng nề cho hệ thần kinh.

  • Người nhạy cảm với thời tiết cần chú ý giữ ấm cho chân tay, đặc biệt trong mùa đông giá lạnh.

  • Tắm bằng nước muối Epsom chứa Magie mỗi ngày cũng là một cách giúp tăng lưu thông máu hiệu quả.

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm.

5.2 Do nguyên nhân bệnh lý

Trong trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt không có tác dụng cải thiện thì cần thiết phải dùng các nhóm thuốc để điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh:

  • Thuốc chống trầm cảm: giúp điều trị tê chân do đau cơ xơ hóa

  • Thuốc Corticosteroid: tác dụng giảm viêm, giảm tê chân tay.

  • Thuốc Gabapentin và Pregabalin: góp phần ngăn chặn và giảm tê do đa xơ cứng, bệnh thần kinh tiểu đường.

  • Thuốc kiểm soát lipid máu, kiểm soát đường huyết.

  • Thuốc điều trị thoái hóa cột sống, viêm khớp.

Như vậy, tê bì chân tay là một tình trạng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai từ người già đến trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng này, từ thay đổi sinh lý không gây ảnh hưởng nhiều cho đến nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng cần chữa trị ngay lập tức. Vì thế, hãy đi thăm khám kịp thời để có định hướng điều trị đúng cách và hiệu quả nhất.